(MYTOUR.VN) - VỚI THIÊN NHIÊN ĐẸP VỖN CÓ CỦA MÌNH, NHỮNG ĐỒI NÚI HẤP DẪN. TỚI ĐÂY BA VÌ SẼ TRỞ THÀNH VÙNG DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA HÀ NỘI. BA VÌ SẼ PHÁT HUY TIỀM NĂNG VỐN CÓ CỦA MÌNH CÙNG VỚI SỰ ĐỒNG TÌNH VÀ ỦNG HỘ CỦA THÀNH PHỐ SẼ GIÚP NƠI ĐÂY TRỞ THÀNH ĐIỂM DU LỊCH TRỌNG ĐIỂM CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.
Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới.
Tại lễ khai trương Du lịch Ba Vì 2013, do Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội tổ chức ngày 25/4 ở Tản Đà Spa Resort, ông Lê Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện khẳng định năm 2013, huyện phấn đấu thu hút từ 2,2-2,3 triệu lượt khách, doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch đạt 200 tỷ đồng.
Năm 2015, huyện đặt mục tiêu thu hút từ 2,5 đến 2,6 triệu lượt khách, đạt doanh thu 230 tỷ đồng, du lịch dịch vụ chiếm 50% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện.
Ba Vì là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Du khách đến đây sẽ được khám phá các danh lam, thắng cảnh như: Vườn quốc gia Ba Vì, Tản Đà Spa Resort, khu du lịch sinh thái Ao Vua, Đầm Long-Bằng Tạ, Khoang Xanh-Suối Tiên, hồ Suối Hai, Thiên Sơn-Suối Ngà.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, cộng đồng, hội thảo... trong đó hai loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hoạt động có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.
Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình 230C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,60c. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 200C , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,80C; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm.
Nhân dân Ba Vì vốn bình dị, thông minh, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động kiên cường, bất khuất trong chống giặc ngoại xâm nhất là trong hai cuộc kháng chống Thực dân Pháp và đế Quốc Mỹ xâm lược. Trong thời kỳ đổi mới Đảng bộ, nhân dân huyện Ba Vì tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, phát triển mạnh mẽ và vững chắc góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp hiện đại hóa đất nước. Những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ, Huân chương lao động hạng nhất thời kỳ đổi mới.
Tại lễ khai trương Du lịch Ba Vì 2013, do Ủy ban Nhân dân huyện Ba Vì, Hà Nội tổ chức ngày 25/4 ở Tản Đà Spa Resort, ông Lê Văn Minh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện khẳng định năm 2013, huyện phấn đấu thu hút từ 2,2-2,3 triệu lượt khách, doanh thu về hoạt động kinh doanh du lịch đạt 200 tỷ đồng.
Năm 2015, huyện đặt mục tiêu thu hút từ 2,5 đến 2,6 triệu lượt khách, đạt doanh thu 230 tỷ đồng, du lịch dịch vụ chiếm 50% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện.
Ba Vì là vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Du khách đến đây sẽ được khám phá các danh lam, thắng cảnh như: Vườn quốc gia Ba Vì, Tản Đà Spa Resort, khu du lịch sinh thái Ao Vua, Đầm Long-Bằng Tạ, Khoang Xanh-Suối Tiên, hồ Suối Hai, Thiên Sơn-Suối Ngà.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 15 đơn vị kinh doanh du lịch với các sản phẩm chủ yếu như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, cộng đồng, hội thảo... trong đó hai loại hình du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hoạt động có hiệu quả nhất, thu hút nhiều du khách tham gia.
Công tác phát triển du lịch ở Ba Vì hiện có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã khai thác được tiềm năng, lợi thế về các giá trị văn hóa, lịch sử, sinh thái, nhân văn. Cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch được đầu tư nâng cấp, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ngày càng cao của du khách.
Ngoài ra, địa phương chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, trong các điểm du lịch không có hiện tượng ăn xin chèo kéo, đeo bám du khách. Do vậy, lượng khách đến tham quan nơi đây ngày càng tăng. Riêng quý 2 năm nay, mặc dù chưa bước vào mùa du lịch nhưng lượng khách đến với Ba Vì đạt 5.600 lượt khách.
Trong thời gian tới, huyện Ba Vì sẽ phát triển thành vùng du lịch trọng điểm của thành phố; xây dựng các trung tâm du lịch đồng bộ và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như du lịch văn hóa, lễ hội, sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch.
Huyện hình thành 3 vùng du lịch chính là vùng chân núi Ba Vì, khu vực hồ Suối Hai và vùng phụ cận, khu vực nước khoáng nóng và vùng sông Tích.
Ba Vì cũng tiếp tục rà soát và bổ sung hoàn thiện quy hoạch chi tiết và triển khai thực hiện các dự án du lịch sườn Tây núi Ba Vì, quy hoạch khu nước khoáng nóng Thuần Mỹ, dự án thị trấn Tản Viên Sơn..., đồng thời cải thiện môi trường và xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét